top of page
Search
  • Writer's pictureÔNG THẦY LỘC

TIẾNG ANH KHÓ KHÔNG? 9 TIẾN TRÌNH CỦA NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH


Tức là 20% mới đạt được khả năng Anh ngữ nếu theo đuổi tới cùng.

Mình ngồi lại sau một thời gian và xin đúc kết lại những điều đã nhận ra trong quá trình chinh phục tiếng Anh. Tiếng Anh học có khó không? Câu trả lời là Khó. Vì những điều sau đây:

1. Người học thêm tiếng Anh còn nhiều và trung tâm tiếng Anh vẫn kinh doanh có lời.

2. Điểm chuẩn đầu ra và vào của nhiều ngành (cho dù chả liên quan tiếng Anh) vẫn càng ngày càng tăng.

3. Mình đi dạy và thấy rằng. Con bạn có thể học tiếng Anh từ nhỏ, nhưng chưa chắc là nó sẽ nói tốt trong tương lai. Tỷ lệ tạm tính là 2-8. Tức là 20% mới đạt được khả năng Anh ngữ nếu theo đuổi tới cùng.

4. Tiếng Anh học từ lớp 6, tiếng Anh cải cách từ 10 năm về trước rồi. Bây giờ ngay cả lãnh đạo, giám đốc, người có sức ảnh hưởng đều không phải ai cũng có tiền là giỏi được tiếng Anh.

5. Cái khó tiếp theo, là vì nếu học sai cách. Bạn sẽ tưởng là mình giỏi, những khối kiến thức đó, không phục vụ được cho cuộc sống và công việc. Lại quay lại học lại từ đầu, học giao tiếp các kiểu.

VD cho 1 câu sau đây: “I am about to leave soon, leave me a message otherwise I get back when available.”


Bạn giấu dốt nhiều hơn và từ vựng không xài nhiều âm tiết. Vẫn thói quen học cũ.

9 Tiến trình một người học tiếng Anh có thể trải qua như sau:


1. Bạn tìm hiểu rất nhiều giáo trình và lớp học. Ở giai đoạn này, hào hứng học rất nhanh và nhiều, nhằm có thể hiểu và viết được những vốn từ cơ bản nhất. Giai đoạn này động lực cao, mục tiêu rực lửa, thích văn hóa âm nhạc nước ngoài.


2. Sau gần 1 năm hiểu sơ về cấu trúc ngôn ngữ. Chuẩn bị chuyển lên Trung cấp, nhưng kỹ năng nghe rất tệ. Nghe được rất ít, và thiếu kiên trì khi mở đằng sau ra học từ mới.


3. Đang nhai cuốn tiền trung cấp, trung cấp. Người học giảm dần, giáo viên ít quan tâm. Bạn giấu dốt nhiều hơn và từ vựng không xài nhiều âm tiết. Vẫn thói quen học cũ. Thích gì học đó, không phân chia kế hoạch rõ từ đầu.

Nghiên cứu nhiều về văn phong, lối sống. Bắt đầu tiếp thu tốt hơn về các chương trình nghiên cứu chuyên môn.

4. Gần hết khóa trung cấp, có thể đạt đến mức hiểu rất nhiều từ nếu cho đọc chậm. Nhưng khả năng giao tiếp còn thua xa. Mất lượt liên tục khi nói chuyện với sếp. Ý trong đầu không thể viết thành câu hay nói thành lời.


5. Bỏ cuộc bằng cách học lại cấp thấp hơn, tìm lớp khác, trung tâm khác, hoặc buông tay.


Từ bước 5 trở đi, sẽ hình thành nên 1 trong 2 cách lựa chọn khác nhau. Suy nghĩ nhiều lần và cũng đã thử đổi phương pháp khác. Nói chung, mình xin trình bày 2 thái cực như sau:


6a. Đã đạt được mức trung cấp tiếng Anh, có thể hiểu được 100% cấu trúc cơ bản. Có thể chào hỏi và đặt câu hỏi trong phạm vi chuyên môn. Vẫn ngại nếu muốn làm việc 100% với người nước ngoài.


7a. Tiếp tục tìm kiếm những công việc ở công ty nước ngoài, nhưng có cân nhắc nếu đòi hỏi nói thành thạo tiếng Anh. Ít có thói quen dùng tiếng Anh mỗi ngày chẳng hạn như xem kênh youtube tiếng Anh, đọc sách tiếng Anh. Chất giọng tiếng Anh tự đánh giá tạm ổn. Không phân biệt được Accent.


Ở một diễn biến khác:


6b. Đã đạt được mức trung cấp tiếng Anh, có thể hiểu được 100% cấu trúc cơ bản. Rất quan tâm đến tăng phần giao tiếp lên mức phản xạ trung cấp và lưu loát tổng quát.


7b. Cực kì kỹ lưỡng trong cách dùng từ ở các lĩnh vực khác nhau. Tìm kiếm công việc tại công ty nước ngoài rất quan trọng đến văn hóa làm việc có được giao tiếp với người nước ngoài hay không. Youtube, Instagram, Amazon, Quora là những khái niệm không quá xa lạ.


8b. Hoàn toàn nâng cao trình độ, học 1-1 với người bản xứ. Nghiên cứu nhiều về văn phong, lối sống. Bắt đầu tiếp thu tốt hơn về các chương trình nghiên cứu chuyên môn, có thể là khoa học thường thức, đại học từ xa, thạc sĩ. Có thể đọc vị hành vi và hiểu được biểu cảm người bản ngữ. Phân biệt được Accent 5 vùng cơ bản.


9b. Tự hiểu mình có “identity” nhân cách bình đẳng như người nước ngoài. Học cách kiểm soát body language khi cần thiết, biết cách skim scan nội dung thông tin bài báo tạp chí. Có thể nhận định khoa học 2 chiều tư duy. Hiểu biết đủ rộng để phân biệt ẩn ý câu nói trong phim và xu hướng tiếp theo của cuộc đàm thoại. Thông dịch không những súc tích mà có khả năng thể hiện đủ cảm xúc của người nói.


Người ta đã đi được cách đi đúng, bạn không làm theo?

Vậy có thể thấy, mỗi người lựa chọn khác nhau. Mình quan sát, rất nhiều khác biệt từ giai đoạn trung cấp. Các bạn có thể lẩn quẩn, khó học vào hơn, ít hứng thú khi có thời gian rãnh, lãnh đạm với văn hóa phương Tây. Sau đây là một số mẹo mình đã làm, sau 2 lần thử với tiếng Anh và tiếng Nhật: (các bạn có thể hoàn toàn thử những mẹo này từ sau khi đã đạt được bước 6)


1. Tiên quyết câu: “Can you SPEAK English?”, “日本語おシャベル?” là mục tiêu của biết bao người học ngoại ngữ, bạn phải luôn giữ kim chỉ nam trong mình về vấn đề này. Học để giao tiếp, để kết nối là ưu tiên hàng đầu của người dùng ngoại ngữ.


2. Để được như người bản xứ, hãy tìm giáo viên là người bản xứ. 100% bản ngữ thì càng tốt. Bạn có thể nghĩ mắc gấp 3-5 lần, nhưng nó cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian gấp 3-5 lần. Sau này có tiền chưa chắc bạn có thời gian học đâu.


3. Nghiêm túc nghe lời làm bài tập và thực hành theo thầy cô chỉ. Người đi trước đã đi được cách đi đúng, tại sao bạn không làm theo?


4. Học thẳng tư liệu nước ngoài, đừng xài song ngữ. Mỗi lần không hiểu lấy từ điển ra tra. Sau 7749 lần, chắc không quên được đâu.


5. Cảm xúc hành vi: há miệng nói sai là điều đương nhiên. Kệ chuyện đó đi, dù gì muốn sĩ diện thì phải chịu sỉ nhục trước. Cảm xúc này chỉ xuất hiện 5% lúc thời gian đầu thôi, mọi chuyện dần sẽ tốt hơn. Thầy cô sẽ điều tiết theo năng lực của bạn, bạn không cần phải sợ gì đâu.


Chắc mình viết tới đây thôi. Sau này khi nào mình nhận ra điều gì mới hơn, mình sẽ bổ sung trên blog. Mong giúp ích cho các bạn.


ongthayloc

52 views0 comments
bottom of page