top of page
Search
  • Writer's pictureÔNG THẦY LỘC

6 lỗi tiếng Anh thường gặp của người Việt Nam

Chuyện vướng phải ngữ pháp là một chuyện không phải quá khó chữa, tuy nhiên nếu dung ngữ pháp tiếng Anh mà sai đến nỗi người đối diện không hiểu ý nghĩa thực sự bạn muốn nói thì quả thật nên cần chấn chỉnh lại. Sau đây là một số điểm ngữ pháp, người Việt Nam thường dùng sai:



1. Có hoặc không có Giới từ

“You did something TO her”

“He listens TO music”


Tần suất trong giao tiếp: 80% Động từ trong giao tiếp

Mức độ sai: Tùy trường hợp: nếu là giới từ thời gian nơi chốn thì không sao; Còn là giới từ liên kết cùng Động từ tạo phrasal verb, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng ngữ nghĩa của câu: “look for, look forward to, look after, look into”

Biện pháp: Luyện tập lại phần Phrasal verb (Vì phrasal verb là đặc trưng của giao tiếp tiếng Anh, nên không nhiều lắm đâu)


2. Nhầm lẫn Thì quá khứ và Thể bị động (Past Tense vs Passive voice)

“I asked her what she wanted to do by 3pm yesterday”

“She is checked/ asked by me, do not worry, chief”


Để sử dụng được thì quá khứ, bạn cần nắm vững không chỉ thì hiện tại đơn và lẫn Bảng động từ bất quy tắc.

Tần suất trong giao tiếp: 10%

Mức độ sai: Nghiêm trọng

Trong tình huống dẫn dắt thông tin, Passive voice thường được sử dụng nhằm mang lại thông tin khách quan và lược giản phần chủ ngữ không cần thiết. Để sử dụng được thì quá khứ, bạn cần nắm vững không chỉ thì hiện tại đơn và lẫn Bảng động từ bất quy tắc. Quá khứ đơn là chứng ngại đầu tiên trong hành trình biến đổi động từ của tiếng Anh, rất nhiều bạn đã nản và bỏ bê viên gạch ấy mà không biết đến sự rối rắm hơn nữa sau này. Passive voice thừa hưởng từ Hiện tại đơn, và đưa người nghe tới một cách diễn đạt đa dạng phóng phú hơn.

Biện pháp: Làm bài tập phân biệt Thì quá khứ và Thì hiện tại đơn, Coi lại Cấu trúc bị động (Tập cách nói chỉ vào đồ vật)


3. Dùng 2 lần thì

“I did not spoke French”

“She does not eats vegetables”

“Did you liked my facebook profile?”


1 thì ít thường dùng như Hiện tại hoàn thành tiếp diễn vẫn có tần suất dễ sai như người mới học.

Tần suất trong giao tiếp: 96%

Mức độ sai: nhẹ

Chuyện sai thì, thì quá phổ biến rồi, ở lỗi này, các bạn cần thực hành nhiều vào, đối với một người không phải bản ngữ, chẳng hạn 1 thì ít thường dùng như Hiện tại hoàn thành tiếp diễn vẫn có tần suất dễ sai như người mới học. Kiên trì và cố gắng không sợ sai nhé.

Biện pháp: tập trung phần auxiliary, bài tập thể phủ định và nghi vấn của các thì


4. Tư duy “diễn ra” và “đang” trong tiếng Việt qua Hiện tại tiếp diễn

“He is teaching English in a local school”

“I am having a cold"


Tần suất trong giao tiếp: 5.1%

Mức độ sai: Nhẹ

Thì thứ 2 được giới thiệu sau hiện tại đơn là một thì dễ dùng, dễ tưởng tượng nhưng cũng dễ sai. Nếu bạn là người dùng tiếng Anh chuyên nghiệp như nhà báo hay viết báo cáo tình hình kinh doanh. Chuyện nắm rõ ý tưởng của thì tiếp diễn là chuyện nên chắc trong lòng bàn tay. Sau này vì cái đuôi V_ing này mà sinh ra muôn hình vạn trạng của ngữ nghĩa, đừng coi thường nó.

Biện pháp: bạn cần thực hành phân tích ý muốn thể hiện của tình huống mà đưa ra thì phù hợp.


Thì thứ 2 được giới thiệu sau hiện tại đơn là một thì dễ dùng, dễ tưởng tượng nhưng cũng dễ sai.

5. Một số lỗi nhỏ cơ bản: “can” và “cannot”; “Fifty” và “Fifteen”

“She can not fix a car”

“How old is your grandpa? She is fifteen”


Tần suất trong giao tiếp: 100%

Mức độ sai: Tương đối

Số học trong tiếng Anh cũng như ngày tháng năm là một phần ai cũng phải giỏi. Vì khi đi du lịch chẳng hạn hay mua bán, bạn không biết số hoặc phát âm chuẩn chỉnh, sẽ gây thiệt hại cho cả bạn và người nghe. Nếu muốn nói giỏi tiếng Anh, hãy nói giỏi phần số học trước nhá.

Biện pháp: học số theo hình ảnh, sử dụng cannot trên word


Nếu muốn nói giỏi tiếng Anh, hãy nói giỏi phần số học trước nhá.

6. Thêm bớt cấu trúc Because và Although

“Although I go to school to Thu Duc, but I travel everyday”

“Because it is raining, so I stay home”


Tần suất trong giao tiếp: 15%

Mức độ sai: Nhẹ

Although kèm But được mệnh danh là cấu trúc của người Việt Nam, vì ngữ pháp tiếng Việt có một cấu trúc tương tự được giới thiệu không ít lần trong sách tập đọc cấp 1. Về phần ngữ pháp này, nó được cho là bản năng không tránh khỏi, hãy tuân theo nguyên tắc 3 tuần để hình thành 1 thói quen để dần dà làm quen với cấu trúc này lại nhé.

Biện pháp: tập xài 1 vế trước cho nhuyễn, sau đó tập dừng lại mấy giây để sửa đúng câu sau.


Bạn sẽ không thấy những gì mình sai nếu không có người nói cho bạn biết đúng không nào?! Mình đúc kết từ những gì mình quan sát và đưa ra một số biện pháp cải thiện, các bạn nếu đùng đúng thì phần ngoại ngữ sẽ tự tin hơn đúng không nào, cố gắng lên!


ongthayloc





bottom of page