top of page
Search
  • Writer's pictureÔNG THẦY LỘC

5 SAI LẦM HỌC TIẾNG ANH CỦA MÌNH MẮC PHẢI KHI CHUYỂN TỪ TOEIC SANG IELTS

Có bạn đã từng chia sẻ với mình rằng, mình sẽ tranh thủ thời gian rảnh để chuyển sang luyện IELTS, chắc là trình độ sẽ tốt hơn. Lớp học cũng được, online cũng được hay học gia sư bản ngữ cũng không sao. Mình đồng ý các bạn đã có một cách suy nghĩ tốt về chuyện giết thời gian, tuy nhiên chưa đầy đủ về mục tiêu sắp tới. Để hướng được đến IELTS, bạn cần một giai đoạn quá độ thoát khỏi cách học cũ và chuyển sang một phương pháp tiếp cận tiếng Anh hoàn toàn khác. Sau đây mình xin chỉ ra 5 lầm tưởng các bạn thường mắc phải khi học lên IELTS.




1. IELTS khó thật nhưng mình sẽ cố gắng siêng năng hơn


IELTS lấy nền tảng là một bài kiểm tra năng lực bản ngữ đối với các nước không nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Chính vì chuyện này mà do đó dù bạn có siêng đến mức độ nào thì cũng không thể học hết được cả trăm nghìn từ vựng trong vài năm học và luyện thi. Khi siêng năng, người ta sẽ có xu hướng ỷ lại vào kiến thức, và quên đi chiến thuật làm bài, kinh nghiệm giao tiếp thực tế. Điều bạn nên hết sức quan tâm đến IELTS chính là BẠN LÀM CHỦ nó và không để bị cuốn theo chuỗi ngày dài luyện tập sách vở miệt mài. Khi bạn học không đủ sâu, kiến thức bạn nạp vào không hiểu rõ, thì sau khi ra trường hay đi làm, các bạn sẽ quên hết. Lời khuyên của mình là, chuyển hết các kênh giao tiếp sang tiếng Anh (nếu có thể), đọc, xem video và các phương tiện máy tính đều bằng tiếng Anh. Hiệu quả hơn là nên viết hết ý sang tiếng Anh ra giấy, việc này sẽ giúp bạn định hình lại ngữ pháp và chính tả. Trong IELTS, sai chính tả đồng nghĩa với 0 điểm, khó không từ cái lớn lao, mà từ những cái nhỏ như vậy đấy!


Điều bạn nên hết sức quan tâm đến IELTS chính là BẠN LÀM CHỦ nó và không để bị cuốn theo chuỗi ngày dài luyện tập sách vở miệt mài.

2. Thời gian phân bổ Viết và Nói nhiều hơn Đọc hiểu và Nghe hiểu


Đây là lỗi mình cũng mắc phải, haha! Khi chuyển từ cách học truyền thống của Việt Nam sang IELTS, mình vô cùng sốc bởi khả năng làm bài của mình cực kì tệ. Chuyện nhận ra bạn sai ở đâu phải gần 1 tháng vấp ngã và thay đổi liên tục, không bỏ cuộc, bị quê, bị sai ê chề thì mới đứng dậy nổi. Về phần Nói, chắc chắn là phải tăng cường, vì hầu như khả năng lập câu thể hiện ý của mình lúc đó gần như bằng 0. Tự vựng dùng sai ngữ cảnh, phát âm sai trọng âm, câu hỏi không lên giọng, ngắt câu không tự nhiên, và học với giáo viên thì có lúc quá gấp, chả ai rảnh đứng đó sửa cho mình. Viết thì vẫn tuân thủ S+V+O, lệ thuộc bài mẫu, cụt ý liên tục khỏi nói luôn. Nhưng vấn đề đương nhiên không chỉ nằm ở nghe nói đúng không nào, cả một hệ thống chấm điểm như quay cuồng ở phần Đọc hiểu và Nghe hiểu nữa. Ở Nghe hiểu, bạn phải đảm bảo được 2 việc cực kì áp lực là NGHE 1 LẦN và ĐÚNG CHÍNH TẢ 100% thì mới được điểm. Đọc hiểu tương tự ở phần trình bày bằng chữ viết và không quên kèm theo là hàng chục đoạn văn ngắn nghiên cứu khoa học, báo tạp chí công nghệ của nước ngoài. Đọc hiểu có tính sát thương cao bởi Phrasal Verbs và kỹ năng Skim Headlines, nếu bạn đã từng giống mình thì mỗi khi học về Phrasal verb, là mỗi lần y như rằng rất hoang mang dò từ điển, mỗi cuốn là ra 1 kiểu, có khi còn chẳng có nghĩa từ đó! Nói đến đây, quay lại chủ để chuyển lại cách định hình học sao cho đúng nhé. Về phần Nói, quay video lại nhé, bạn nên tập dần đi, sau này phỏng vấn online, Self-Introduction Video cũng nhiều lắm. Nói quan trọng ở lập luận ý tưởng nữa, nên ban đầu hãy quên đi ngữ pháp chút xíu mà hãy “vùng vẫy” hay “quơ quào” để chuyển ý từ trong người ra trước nhé. VD: Bạn nghĩ Việt Nam có phải là một nơi đáng sống không? (Do you think Vietnam is worth living in?) Một hai ba bốn năm, mình có đánh rơi nhịp nào không? Nếu câu trả lời là không thì bạn hết 5s suy nghĩ, bắt đầu lập dàn ý ngay và nói sau đó 55s. Về kỹ năng Viết, mình nói thật với mấy bạn nha, mấy đứa con nhà giàu người TÂY đàng hoàng, nó viết lách còn dở hơn dân Việt Nam mình! Viết là phần rất khó, hay người ta gọi là tiểu luận, cảm nhận, report hay sau này nâng cao là nghiên cứu khoa học dissertation, vẫn có kiểu “tao viết dở lắm mà viết giùm tao nhé” đầy! Cho nên, Viết cần có thời gian và đọc đủ nhiều để tăng năng lực hành văn. Phần này mình bàn trong mỗi bài viết khác nhé, kỹ năng Viết rất nhiều cái để nói. Về phần Đọc và Nghe, đây là 2 điểm sai mình gặp phải khi học IELTS và nhiều bạn của mình cũng vậy. Đọc và Nghe lấy từ THỰC TẾ và 100% tốc độ đọc nghe trong tự nhiên, do đó, không có kiểu từ đầu sẽ dễ rồi mới đến khó, mà là chỉ khác nhau về cách trình bày và chiết xuất thông tin. Do đó, những bạn nào chưa quen với cách lấy thông tin này kiểu IELTS, nhất thiết phải HỌC LẠI TỪ ĐẦU. Theo kinh nghiệm đi làm của mình, kỹ năng Nghe IELTS rất hay, và áp dụng được hoàn toàn trong thực tế. Nếu bạn có kỹ năng Nghe tốt, sẽ là một lợi thế rất tốt trong công việc, từ đó dẫn đến những cộng hưởng cho 3 kỹ năng còn lại.


Ở Nghe hiểu, bạn phải đảm bảo được 2 việc cực kì áp lực là NGHE 1 LẦN và ĐÚNG CHÍNH TẢ 100% thì mới được điểm.

3. Không phân tích, phản biện giáo viên


Một tiếng đồng hồ học IELTS rất đắt tiền, mà còn khó về chuyên môn nữa. Nên một khi đã không hiểu thì bạn phải đứng dậy mà hỏi. Giáo viên giỏi là bạn phải XÀI người ta chứ để thầy thao thao bất tuyệt thì khi nào mình mới chỉnh được bản thân? Thiết thực nhất là sai từ thực hành, nói sai, viết sai, hiểu sai vấn để đều phải nói với giáo viên, qua những lần như vậy bạn sẽ ít nhiều nảy sinh ra các tương tác để đàm thoại, cũng như ý tưởng hỗ trợ cho các phần nói và viết luận. Phản biện sẽ giúp các bạn đi từ bao quát đến chi tiết, ý nào đắt giá, ý nào trùng, câu nào dài dòng, câu nào nâng cấp được từ vựng. Bạn phản biện thầy, bạn sẽ nhận được rất nhiều tư tưởng của các bạn trong lớp học nữa, kiến thức một mình bạn không đủ rộng bằng trải nghiệm của cả lớp đâu! (What are advantages and disadvantages of having tattoo?!)


Bạn phản biện thầy, bạn sẽ nhận được rất nhiều tư tưởng của các bạn trong lớp học nữa.

4. Để tâm thang đo năng lực theo điểm kiểu TOEIC


Bạn biết IELTS khó mà đúng không, khó ở chỗ lấy được điểm cao ý! Band score trải từ 7.0 trở lên đòi hỏi không những rộng mà sâu về Ngôn ngữ Anh. Nên có thể hình dung, cách lấy điểm TOEIC quy ra số sẽ không CẢM được khả năng ngôn ngữ của người đó đến mức độ nào bằng IELTS. Đối với IELTS, thang năng lực ghi rõ kế bên về các điều kiện để được chấm về khả năng tiếng Anh, chẳng hạn như Lưu loát, mạch lạc, tiếng lóng, thuần thục về khẩu ngữ thông thường…. Do đó, đồng nghĩa với việc bạn bê nguyên một đống kiến thức vào phòng thi không có nghĩa là sẽ chiến thắng, vấn đề nằm ở chỗ khả năng giữ vững được cách kể chuyện, đường dây cuộc đàm thoại, sẽ nâng cao được điểm số cho bạn trong các phần thi vấn đáp.


5. Accent không đổi, coi nhẹ từ vựng


Từ vựng là phần của học viên, đều phải tự học cả. Mình thấy các bạn coi nhẹ nó ở chỗ các bạn không kiểm tra lại cách phát âm của những từ đó. Đến khi phát âm sai thì cả 2 đều tròn mắt chả hiểu sai chỗ nào! An toàn nhất là sử dụng những từ mình đã biết, còn nếu chưa dùng lần nào thì sẽ dính chưởng phát âm nhé. Còn về Accent, tức là bạn nên quan tâm hơn về làm giả giọng mình sao cho hợp với người nghe, theo Accent của một vùng nào đó sẽ là cách làm thường xuyên nhất. Có accent sẽ không giúp cao điểm hơn, nhưng thầy chấm thi sẽ dễ nghe được giọng bạn.


Kết lại, đừng hoang mang. Học từ nhiều kinh nghiệm đổ vỡ sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn, đó là bí quyết của mình. Con đường đến IELTS rất chông gai nhưng cái hậu thì ngọt lắm. Bạn sẽ không thể hình dung là mình đã phá vỡ bản thân đến cỡ nào đâu. Mong bài viết hữu ích, chúc các bạn luôn may mắn và kiên trì với mục tiêu.


ongthayloc

39 views0 comments
bottom of page